Huyết áp cao ở trẻ em

Lối sống không lành mạnh, tỷ lệ béo phì tăng, thiếu hoạt động thế chất và chế độ ăn nhiều calo góp phần gây ra rối loạn này ở trẻ.

Bác sĩ sẽ đánh giá huyết áp của trẻ dựa trên 3 yếu tố: giới tính, độ tuổi và chiều cao. Vì vậy, chỉ số huyết áp được cho là cao ở trẻ 5 tuổi có thể là bình thường ở trẻ 10 tuổi. Trẻ cần được đánh giá xác định bệnh qua 3 lần khám bác sĩ. Như với người lớn, huyết áp cao ở trẻ có thể gây những ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, lâu dài gồm bệnh tim, đột quỵ…Trẻ bị huyết áp cao có thể tiếp tục bị huyết áp cao khi trưởng thành trừ khi chúng bắt đầu được điều trị.

Huyết áp cao ở trẻ em

Các yếu tố nguy cơ huyết áp cao ở trẻ bao gồm béo phì và tiền sử gia đình bị huyết áp. Đôi khi huyết áp cao ở trẻ có liên quan tới bệnh khác như bệnh thận hoặc bệnh tim, rối loạn hormon hoặc giấc ngủ. Béo phì ở trẻ chủ yếu là do sự kết hợp của hai yếu tố ăn quá nhiều và ít vận động,

Giống như huyết áp cao ở người trưởng thành, huyết áp cao ở trẻ thường không có triệu chứng và chẩn đoán, điều trị sớm rất quan trọng. Tất cả trẻ nên được đo huyết áp hàng năm để phát hiện và can thiệp sớm. Rối loạn phổ biến có liên quan tới huyết áp cao ở trẻ là chứng ngừng thở khi ngủ. Một nghiên cứu gần đấy báo cáo có sựsuy giảm khả năng nhận thức và hoạt động kém ở trẻ bị huyết áp cao.

Những thay đổi lối sống như ăn chế độ ăn lành mạnh cho tim, tập luyện nhiều và kiểm soát cân nặng có thể giảm huyết áp cao. Nhưng đối với một số trẻ, ngồi thiền có thể là cần thiết. Chế độ ăn nhiều chất xơ chứa nhiều hoa quả và rau sẽ làm giảm hấp thu calo toàn phần và do vậy giảm cân nặng ở trẻ béo phì. Giảm lượng muối cũng giúp giảm huyết áp. Trẻ 4-8 tuổi không nên dùng nhiều hơn 1200mg/ngày và trẻ lớn tuổi hơn không nên hấp thu quá 1.500mg/ngày. Trẻ cần ít nhất 30-60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày. Nên hạn chế thời gian xem tivi và ngồi trước máy tính: không xem tivi trước khi trẻ lên 2 tuổi và không xem nhiều hơn 2 tiếng mỗi ngày.

Trẻ cần được hướng dẫn thực hiện lối sống lành mạnh.

BS Thu Vân

(theo Univadis/Times of India)

Các loại thực phẩm gây hại cho gan

Chẳng hạn khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axít cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.

Dưới đây là một số thực phẩm gây hại cho gan thường gặp:

Măng tươi: măng là thực phẩm được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, một số loại măng, đặc biệt là măng tươi có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong. Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg trong 1kg măng củ. Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axít cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.

thuc pham gay hai cho gan, mang tuoi gay hai cho gan

Thịt dê, thực phẩm nên tránh đối với người bệnh gan: thịt dê là thực phẩm có tính nóng, ngọt và có hàm lượng protein, lipid cao. Vì vậy, nếu người bị bệnh gan ăn quá nhiều thực phẩm này sẽ khiến gan hoạt động tích cực và tạo thêm gánh nặng cho gan. Làm cho gan không thể hoàn thành nhiệm vụ trao đổi chất và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Bởi vậy những người mắc bệnh gan tuyệt đối không nên ăn thịt dê để đảm bảo gan một cách tốt nhất bạn nhé

thuc pham gay hai cho gan - thit de

Gừng không tốt đối với người bệnh gan: gừng là thực phẩm rất tốt đối với mọi người, nhưng do gừng có chứa nhiều volatile khi biến chất sinh ra chất safrole gây lên biến tính xấu, không tốt đối với những người bệnh gan, đặc biệt là viêm gan. Nó làm hoại tử tế bào gan và gây ảnh hưởng cho gan dẫn đến chứng gan nặng bị bất bình thường, làm cho bệnh viêm gan ngày càng trở nên xấu đi.

thuc pham gay hai cho gan

Tỏi với người mắc bệnh gan thì đây là thực phẩm không tốt: đối với họ, vì chất volatile trong tỏi nó làm ảnh hưởng giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu. Từ đó có thể dẫn tới hiện tượng thiếu máu và gây bất lợi cho những người mắc bệnh viêm gan.

thuc pham gay hai cho gan

Tôm: là thực phẩm rất giàu chất đạm, có tác dụng bổ thân tráng dương và rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy vậy đối với những người mắc bệnh gan thì đây là thực phẩm không tốt chút nào, vì do tôm có hàm lượng cholesterol cao dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đối với những người mắc bệnh gan và đặc biệt là những người bị bệnh viêm gan.

thuc pham gay hai cho gan

Các loại thức ăn nhanh đều không tốt cho gan: một nghiên cứu từ châu u cho thấy rằng ăn quá nhiều thức ăn nhanh, chế độ ăn nhiều chất béo và đường (bao gồm , cả xi-rô ngô có hàm lượng đường fructose cao hay chất ngọt nhân tạo như Aspartame, Splenda NutraSweet, Equal... nếu tiêu thụ quá nhiều có thể tạo ra phản ứng độc hại trong cơ thể, đặc biệt là gan vì gan phải làm việc trực tiếp để xử lý chúng) vì vậy gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho gan.

thuc pham gay hai cho gan

Rượu, bia: là loại thức uống có cồn hấp thụ trực tiếp vào máu chứ không cần phải thông qua quá trình tiêu hóa như các loại thức ăn khác. Chính vì vậy, uống càng nhiều rượu càng khiến gan phải lọc thải nhiều hơn, gây bất lợi cho gan. Muối ăn quá nhiều làm tăng huyết áp và cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Vậy nên cần tuyệt đối hạn chế các món ăn nhiều muối như thịt xông khói và xúc xích, các loại mắm...

thuc pham gay hai cho gan

BS. HOÀNG XU N ĐẠI

Chuyên gia y tế hướng dẫn cách hạn chế rôm sảy mùa hè

Nguyễn Hoa (hoa14@yahoo.com)

han-che-rom-say-cho-tre-vao-mua-he

Mùa hè khi nhiệt độ nóng làm cơ thể phải điều nhiệt bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi làm giảm nhiệt độ cơ thể, khi mồ hôi tiết ra quá nhiều, thêm vào việc các lỗ chân lông bị tắc do bụi bẩn, do nhiễm khuẩn làm cho mồ hôi bị ứ đọng trong ống tuyến bài tiết mồ hôi ở da hoặc ống tuyến bị vỡ gây rôm sảy.

Khi bị rôm sảy cần ở nơi thoáng mát, thông gió. Tránh những nơi đông đúc, ngột ngạt, nơi nóng bí gió. Quần áo dùng loại vải sợi, mỏng, rộng thoáng, thấm mồ hôi, không dùng các loại sợi tổng hợp, bí mồ hôi. Nếu cơ thể không bị nóng, hạn chế tiết mồ hôi thì rôm sảy có thể mất đi nhanh chóng.

Ngoài ra, tắm thường xuyên giúp cho cơ thể mát, da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bịt kín. Không sử dụng loại xà phòng hay sữa tắm có độ pH không phù hợp với da. Đối với trẻ nhỏ có một số loại lá, quả dùng tắm rất tốt như mướp đắng, rau má, sài đất, vỏ dưa hấu, lá đào, lá dâu...

cach-han-che-rom-say-mua-he

Có thể xoa phấn rôm cũng làm cho da được khô, chống viêm và thoáng mát. Tuy nhiên, nên xoa ngay sau khi tắm, không xoa khi mồ hôi nhiều vì như vậy sẽ làm bịt lỗ chân lông lại. Trường hợp da bị viêm nhiều, lâu khỏi cần đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được các bác sĩ chỉ định đúng, tránh các biến chứng xảy ra và đặc biệt không nên lạm dụng thuốc. Bôi các loại mỡ, thuốc mỡ kháng sinh không những làm cho da bị bít mà còn có thể gây dị ứng.

Uống đủ nước, có thể uống nước sắn dây, nước sài đất, đỗ đen, quả cam, chanh... Hạn chế các loại nước có nhiều đường.

Để phòng tránh rôm sảy mùa hè thì việc đầu tiên là luôn ở nơi thoáng mát, tránh nơi nóng nực ngột ngạt và bí gió. Tránh ra ngoài vào những giờ nắng gắt từ 10 giờ đến 15 giờ, nếu cần ra ngoài vào lúc đó thì phải đội nón mũ rộng vành, mặc áo che kín da.

BS. Duy Hưng

Cách sơ cứu nạn nhân sau thảm họa sạt lở đất đá do bão lũ

Hiện nay đang vào mùa bão lũ, do hoàn lưu bão gây mưa lớn nên khu vực miền núi thường xảy ra thảm họa sạt lở đất đá và lũ quét với hậu quả đáng buồn, trong đó đã có những trường hợp tử vong.

Thực tế thảm họa sạt lở đất ở vùng đồi núi thường do lượng mưa lớn tạo ra một dòng chảy rất mạnh kèm theo sự thấm ẩm đất quá nhiều làm lực kết dính đất đá không còn bền chắc cộng với độ dốc cao và tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy do con người tạo ra đã gây nên hậu quả. Vì vậy, tại vùng đồi núi, cộng đồng người dân cần coi trọng việc giữ gìn rừng che phủ tự nhiên, mở rộng việc trồng rừng, kiên quyết chống lại việc chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy để gây nên sự xói mòn, hoang hóa thảm thực vật; vận động dân trồng các lũy tre để chống sóng nước tạo ra khi có mưa lớn. Nếu không thực hiện được vấn đề này thì thảm họa sạt lở đất sau bão lũ gây thiệt hại nghiêm trọng vẫn còn tiếp tục xảy ra. Thảm họa đáng sợ nhất có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng con người là hội chứng vùi lấp và hội chứng đè ép chi thể kéo dài.

Hội chứng vùi lấp

Hội chứng này xảy ra khi có cả một khối lượng đất đá rơi và đổ ập xuống vùi lấp kín cả cơ thể người hoặc phần lớn cơ thể người. Nguy cơ chính do tai nạn gây ra sẽ làm cho người bị ngạt thở vì thiếu không khí; ngoài ra còn có thể bị các tổn thương khác do sự va đập của đá vào người gây gãy xương, sai khớp xương, vỡ dập các cơ quan nội tạng, bị mảng sườn di động... Tình trạng bệnh lý mảng sườn di động là điều đáng quan tâm, chúng xảy ra do nạn nhân bị gãy 3 xương sườn trở lên, gãy ở cả hai đầu xương và gãy ở các xương sườn liền nhau. Đây là một loại chấn thương nặng phải được nhân viên cứu hộ khám kỹ để phát hiện các thương tổn của phổi và các cơ quan khác ở trong lồng ngực; cần chú ý đến triệu chứng khó thở nặng, hô hấp đảo chiều, thiếu oxy phát triển.

Diễn tập sơ cấp cứu nạn nhân sạt lở đất

Diễn tập sơ cấp cứu nạn nhân sạt lở đất

Việc xử trí hội chứng vùi lấp phải được đội cứu hộ tiến hành khẩn trương ngay khi có thảm họa xảy ra. Cần tổ chức đào bới, giải phóng cơ thể người bị nạn do vùi lấp theo đúng quy định; sơ cấp cứu nhanh chóng tình trạng bị ngạt thở và các tổn thương khác do sự va đập gây gãy xương, sai khớp xương, vỡ dập cơ quan nội tạng; đặc biệt là thương tổn mảng sườn di động vì nguy cơ tử vong cao. Khi phát hiện nạn nhân bị mảng sườn di động, phải cố định thành ngực bằng kết xương với loại đinh chuyên dụng hoặc treo mảng sườn để cố định; mở khí quản, hô hấp trợ lực, cho thở oxy, thuốc trợ tim mạch... Nếu phát hiện nạn nhân có tình trạng luồng máu trở về tim phải của hệ tĩnh mạch chủ trên bị đè ép, ứ phù nửa thân trên, rỉ máu dưới da và kết mạc, khó thở; cần phong bế thần kinh giao cảm cổ, ổ gãy xương sườn, cố định thành ngực, cho thuốc trợ tim mạch, hút đờm dãi, thở oxy, mở khí quản... Tất cả các trường hợp sau khi sơ cấp cứu ban đầu để giúp nạn nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch phải chuyển ngay người bị nạn đến bệnh viện nơi gần nhất có đủ điều hiện để tiếp tục xử trí hồi sức cấp cứu phù hợp nhằm cứu sống nạn nhân.

Hội chứng đè ép chi thể kéo dài

Hội chứng này xảy ra trong trường hợp nạn nhân bị sạt lở đất đá vùi lấp một hay nhiều chi thể do một khối trọng lượng rất nặng đè ép liên tục trong 2 - 3 giờ liền hoặc lâu hơn dẫn đến hội chứng Bywater khi nạn nhân được cứu thoát ra khỏi sự đè ép vào chi thể đó. Hội chứng đè ép chi thể kéo dài, hội chứng Bywater gây nên do các yếu tố làm đau đớn và sự thoát huyết tương ở chi thể đã được cứu thoát khỏi sự đè ép do bị vùi lấp, sự nhiễm độc các chất tan hủy từ những cơ bị đè ép vỡ nát như: myohemoglobin, creatinin, histamin, adenosin... xâm nhập vào cơ thể nạn nhân. Vì vậy, thời gian các chi thể bị đè ép càng lâu thì bệnh lý xảy ra càng nặng sau khi thoát khỏi sự đè ép; nếu nhiều khối cơ bị đè ép dập nát thì tình trạng bệnh cũng càng nặng. Trên lâm sàng cần chú ý 3 thời kỳ xảy ra. Thời kỳ thứ nhất từ khi nạn nhân được cứu thoát khỏi sự đè ép đến ngày thứ 3 có thể bị sốc, rối loạn tuần hoàn và điện giải, chi thể phù nề. Thời kỳ thứ hai xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày 12 biểu hiện trình trạng suy thận cấp; nạn nhân bị thiểu niệu, vô niệu, đi tiểu ra myohemoglobulin, albumin; kali máu tăng. Thời kỳ thứ ba là thời kỳ phục hồi với các di chứng xảy ra từ ngày thứ 9 đến ngày 60; nạn nhân bị viêm cơ, xơ hóa cơ, viêm dây thần kinh.

Việc xử trí hội chứng đè ép chi thể kéo dài, hội chứng Bywater cũng phải được tiến hành khẩn cấp. Đội cứu hộ thảm họa cần tổ chức đào bới sớm, giải phóng ngay đầu và cổ của nạn nhân; moi hết đất cát ở mũi và miệng ra. Sau đó bới đất đá ở quanh vai, phần ngực trước khi đào bới các phần khác của cơ thể và lôi kéo nạn nhân ra một cách nhẹ nhàng. Nếu phát hiện thấy nạn nhân đã bị ngạt thở như tím tái, ngừng thở thì ngay sau khi bới hết phần miệng, cổ, ngực phải thực hiện ngay kỹ thuật sơ cấp cứu hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực; đồng thời gọi sự trợ giúp của các cấp cứu viên khác tiếp tục đào bới các phần khác của cơ thể ra. Có thể tiêm thuốc hỗ trợ tim mạch, nếu nạn nhân còn tỉnh thì cho uống nước đường. Khi cơ thể đã được đào bới hẳn ra khỏi đống đất đá vùi lấp phải để nạn nhân nằm yên, cần khám xét kỹ và xử trí sơ cấp cứu theo kỹ thuật cấp cứu do sức ép sau khi cứu khỏi tình trạng ngạt thở.

Sau khi xử trí sơ cấp cứu nạn nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch phải chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện nơi gần nhất có đủ điều kiện để tiếp tục xử trí điều trị phù hợp với diễn biến bệnh lý xảy ra vào các thời kỳ sau đó.

BS. NGUYỄN TR M ANH



Nguy cơ người đái tháo đường khi trời nắng, nóng

Thời tiết nóng nực có thể ảnh hưởng đến đường máu theo cả hai chiều hướng: tăng và hạ đường máu.

Biến đổi khí hậu làm cho thời tiết càng trở nên gay gắt: trời nóng hơn và thay đổi nhanh hơn. Với người bình thường đã cảm thấy khó thích nghi và khó chịu. Với người bệnh đái tháo đường, thời tiết quá nóng bức còn thêm nguy cơ tăng hoặc giảm đường máu. Do thời tiết nóng bức làm mất nước qua mồ hôi và hơi thở khiến cho máu bị cô đặc và do vậy đường máu tăng cao. Nếu bạn dùng nhiều nước ép quả hoặc nước ngọt giải khát thì đường máu còn có thể tăng rất cao.

Người bệnh đái tháo đường cần phải uống nước đều đặn cả ngày. Chủ yếu là nước lọc và hãy uống ngay cả khi chưa cảm thấy khát. Mặt khác, người bệnh đái tháo đường đồng thời đối diện với nguy cơ bị hạ đường máu khi trời quá nóng bức. Do thời tiết nóng làm gia tăng chuyển hóa, với những người tiêm insuin thì insulin tại nơi tiêm có xu hướng hấp thu nhanh hơn (do mạch máu dưới da giãn hơn) nên đường máu có thể thấp hơn bình thường. Thời tiết quá nóng cũng làm cho chúng ta mệt mỏi, chán ăn. Vì vậy, nguy cơ hạ đường máu cũng có thể gia tăng.

Khi trời nóng, người cao tuổi nên kiểm tra đường huyết thường xuyên. Ảnh: TM

Khi trời nóng, người cao tuổi nên kiểm tra đường huyết thường xuyên. Ảnh: TM

Các triệu chứng hạ đường máu vào những ngày nóng nực có thể khó nhận biết hơn bình thường: dấu hiệu vã mồ hôi hoặc cảm giác mệt mỏi được cho là do trời nóng cũng có thể là triệu chứng của hạ đường máu.

Bạn cần phải thử đường máu thường xuyên hơn nếu đi du lịch trong những ngày hè. Liều insulin có thể cần phải thay đổi nếu bạn từng có những rắc rối liên quan đến thời tiết nóng bức. Hãy trao đổi với bác sĩ về chủ đề đó trước khi khởi hành.

ThS.BS. Nguyễn Huy Cường

Mẹ bị buồng trứng đa nang, con dễ bị tự kỷ

Phân tích hồ sơ sức khỏe từ 8.588 phụ nữ mắc PCOS và 41.127 phụ nữ không mắc PCOS cho thấy phụ nữ bị PCOS có khoảng 2,3% nguy cơ sinh con mắc chứng tự kỷ, so với 1,7% của các bà mẹ không mắc PCOS.

Trong một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2015, các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng trước khi được sinh ra, trẻ tự kỷ có mức hormon `sex steroid` tăng cao (bao gồm testosterone). Kết quả nghiên cứu cho thấy các hormon steroid giới tính trước khi sinh có liên quan đến sự phát triển của chứng tự kỷ là một cách giải thích tại sao bệnh tự kỷ được chẩn đoán nhiều hơn ở nam giới.

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng khả năng sinh ra trẻ mắc chứng tự kỷ là rất thấp ngay cả ở những phụ nữ mắc PCOS, tuy nhiên việc tìm ra mối liên kết này giúp hiểu rõ hơn về một trong những yếu tố gây bệnh tự kỷ.

Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành hai nghiên cứu khác và thấy rằng phụ nữ mắc chứng tự kỷ có nhiều khả năng mắc PCOS hơn và ngược lại. Điều này cho thấy rõ ràng rằng hai điều kiện này được liên kết với nhau và được giải thích do liên quan đến nồng độ hormon giới tính tăng cao.

Các nhà nghiên cứu cho biết đây là một bằng chứng quan trọng mới cho lý thuyết rằng chứng tự kỷ không chỉ gây ra bởi gen mà còn bởi hocmon steroid giới tính trước khi sinh chẳng hạn như testosterone. Nghiên cứu mới này giúp hiểu được tác động của testosterone đối với não bộ đang phát triển và hành vi, suy nghĩ của đứa trẻ sau này cũng như tìm ra những phương pháp để can thiệp, giảm nhẹ triệu chứng ở những trẻ mắc chứng tự kỷ.

Ước tính cứ khoảng 10 phụ nữ thì một người có triệu chứng của PCOS. Hội chứng này được gây ra bởi nồng độ testosterone tăng cao, bao gồm các túi chứa đầy chất lỏng (gọi là nang) trong buồng trứng. PCOS có các triệu chứng như chậm phát triển tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt không đều và tóc mọc dày.

Tự kỷ gây ra những khó khăn trong giao tiếp, tương tác xã hội và gây ra rối loạn, khó khăn trong việc thích nghi với môi trường xung quanh. Một số người mắc chứng tự kỷ cũng có những khó khăn trong học tập và ngôn ngữ, rối loạn cảm giác. Các dấu hiệu của chứng tự kỷ biểu hiện rất sớm từ khi còn trẻ. Ước tính có khoảng 1% dân số có các triệu chứng của tự kỷ.

Phan Hưng

(Theo Medicalexpress.com)

Các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc

Vắc-xin phòng bệnh sởi

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut sởi gây nên với các biểu hiện sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn nếu không có miễn dịch và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng thường có biến chứng đi kèm như viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, khô loét giác mạc và đôi khi có viêm não sau sởi... Bệnh sởi có tính lây lan nhanh, chủ yếu lây truyền theo đường không khí, tác nhân gây bệnh phát tán khi người bệnh ho, hắt hơi.

Vắc-xin phòng bệnh sởi là vắc-xin sống giảm độc lực có tác dụng bảo vệ cao. Vắc-xin phòng sởi có thể ở dạng đơn hoặc phối hợp (vắc- xin 2 trong 1: sởi - Rubella; vắc-xin 3 trong 1: sởi - quai bị - Rubella). Theo khuyến cáo, hiện nay để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất, trẻ em phải được tiêm vắc-xin sởi mũi thứ nhất lúc 9 tháng tuổi và mũi thứ hai lúc 15 -18 tháng tuổi và mũi nhắc lại lúc 4-5 tuổi. Trẻ trên 18 tháng tuổi chưa được tiêm vắc-xin sởi mũi thứ hai, cần phải tiêm càng sớm càng tốt. Người lớn chưa từng được tiêm vắc-xin sởi và chưa từng mắc sởi cần tiêm ngay một mũi vắc-xin sởi. Để tạo miễn dịch cho người mẹ và miễn dịch này được mẹ truyền cho con qua nhau thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ cần được tiêm vắc-xin sởi ít nhất 3 tháng trước khi có thai. Đối tượng có nguy cơ cao có thể được tiêm nhắc lại vắc-xin sởi sau mỗi 3-5 năm. Khi được tiêm đúng, tiêm đủ vắc-xin sởi có hiệu lực bảo vệ 85% (80-90%), thời gian bảo vệ trên 10 năm.

Các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc-xin

Vắc-xin phòng bệnh quai bị

Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virut quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut, lây chủ yếu theo đường không khí và giọt bắn đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên. Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Bệnh tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống. Các tuyến nước bọt khác, tụy và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương.

Vắc-xin phòng bệnh quai bị là biện pháp phòng bệnh quai bị chủ động. Vắc-xin quai bị cũng là vắc-xin sống, giảm độc lực, thường kết hợp 3 trong 1 với vắc-xin phòng sởi và Rubella. Hiện nay lịch tiêm vắc- xin quai bị được khuyến cáo cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường tập thể, hay trong cộng đồng đang có dịch, có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi. Tiêm mũi nhắc lúc trẻ 4-6 tuổi. Hiệu lực bảo vệ của vắc-xin quai bị có thể đạt >90%, thời gian bảo vệ kéo dài trên 10 năm.

Không tiêm vắc-xin quai bị cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc-xin, người đang dùng thuốc giảm miễn dịch (corticoid, thuốc điều trị ung thư), điều trị bằng phóng xạ, suy giảm miễn dịch tiên phát, bệnh ác tính về máu...

(Còn nữa)

TS.BS. Lê Kiến Ngãi